Ngành giun Hệ_động_vật_Việt_Nam

Một trong giun lớn ở Việt Nam

Có rất nhiều dạng ký sinh trùng gây bệnh sống ký sinh trên các loại thực phẩm, từ hải sản, thịt gia súc, gia cầm tới rau quả. Việt Nam có hầu hết các loại ký sinh trùng đã được mô tả trên thế giới với mức phổ biến khác nhau. Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ở Việt Nam và số người mắc loại ký sinh trùng cũng tương đối nhiều[115] Hàng đầu là các bệnh giun sán: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, sán lá gan, sán dây, sán lá phổi, giun chỉ. Mầm giun sán rất phổ biến trong thức ăn tái sống.[116] Người Việt Nam hầu như ai cũng chứa giun sán trong cơ thể, lý do không chỉ vì tập quán ăn uống, mà còn do khí hậu nóng ẩm[116]. Trong 90 triệu người Việt Nam chiếm khoảng 80% dân số đang nhiễm phải giun, 60 triệu người Việt Nam nhiễm giun, cứ 10 người Việt Nam thì có bảy, tám người bị nhiễm giun, sán. Khoảng 70 – 80 % người dân nhiễm ít nhất một loại giun sán nào đó. Khoảng 3/4 dân số Việt Nam bị nhiễm giun, tỷ lệ nhiễm ở nam cao gấp 3 lần nữ[116][117][118]

Giun ký sinh

Sán ký sinh

Sán là một loài ký sinh phổ biến và nguy hiểm, người bị nhiễm sán còn gọi là bệnh sán lải. Tỉ lệ nhiễm sán tập trung nhiều ở Việt Nam do điều kiện vệ sinh dơ dáy bẩn thỉu và có nhiều loại thủy hải sản nhiễm sán[120]

  • Sán xơ mít (hình dạng giống xơ của trái mít). Có hai loại phổ biến:
  • Sán cá (Diphyllobothrium): Sán cá là loại ký sinh trùng đường ruột dài nhất, từ 3 tới 10 m[115].
  • Sán lá phổi (Paragonimus) ký sinh ở các loài cua đá.
  • Sán lá gan lớn (Fasciola gigantica): Sán lá gan là ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê, cá nuôi ở khu vực phía Nam có thể nhiễm sán lá gan, thay vì chỉ thấy có ở khu vực phía Bắc.
  • Sán bã trầu hay Sán lá ruột (Fasciolopsis buski). Loài sán này ký sinh cả ở người và một số gia súc, đặc biệt rất phổ biến ở loài lợn.
  • Sán lá máu Schistosoma mekongi: Chúng là những con sán lá nhỏ sống trong máu của thân chủ và gây ra bệnh máu nhiễm giun.
  • Sán dây (Taenia solium): Lây truyền qua thực phẩm, ấu trùng sán dây dính vào ruột của nạn nhân bằng một móc trên đầu của mình.

Giun đất

Việt Nam có trên 110 loài giun đất, nhưng chỉ có 06 tới 08 loài được nuôi để sử dụng và sản xuất phân bón. Trong số đó có loài Eisenia Fetida (giun quắn) và đặc biệt là loài Perionyx excavatus (thường gọi là giun đỏ hay giun Quế) là được nuôi phổ biến. Vùng núi phong phú về số lượng loài nhưng mật độ và sinh khối thấp hơn đồng bằng (tức là ở vùng núi có nhiều loài nhưng ít cá thể, vùng đồng bằng ít loài nhưng nhiều cá thể), mùa mưa có số lượng loài, mật độ và sinh khối thấp hơn mùa khô, trừ vùng đồng bằng, hệ số đa dạng giảm dần theo mức độ tác động của con người lên các sinh cảnh nhưng, mật độ và sinh khối thì lại tăng.

Riêng ở An Giang một khảo sát cho thấy có 27 loài giun đất, thuộc 7 chi và 5 họ, chi Pheretimachiếm ưu thế (19 loài). 01 loài mới gặp lần đầu ở Việt Nam (Drawida barwelli), có 06 loài mới ghi nhận lần đầu ở An Giang (Lampito mauritii, Pheretima bahli, Pheretima californica, Pheretima peguana, Glyphidrilus papillatus, Dichogaster bolaui), có 11 loai chưa định được tên khoa học đến loài. Khu hệ giun đất ở An Giang có mật độ và sinh khối trung bình là n = 64 con/m2. Ph. posthuma là loài chiếm ưu thế nhất. Chi Pheretima trong họ Megascolecidae có số lượng loài phong phú nhất (19 loài, chiếm 70,37%), kế đến là chi Drawida có 3 loài (chiếm 11,11%), các chi còn lại mỗi chi có 1 loài (chiếm 3,70%).

Có 3 nhóm loài khác nhau trong nhóm có manh tràng ở An Giang.

Một khảo sát khác cho thấy có 17 loài giun đất được tìm thấy ở vành đai sông Tiền, thuộc 7 chi và 5 họ. Trong đó, có 3 loài mới ghi nhận lần đầu ở Nam Bộ (Dichogaster bolaui, Gordiodrilus elegans, Pheretima campanulata). Chi Pheretima có số loài nhiều nhất chiếm 58,82% tổng số loài trong cả vành đai. phân bố của các loài giun đất ở vành đai sông Tiền. Có 17 loài giun đất được tìm thấy ở khu vực này. Trong số đó có 3 loài Dichogaster bolaui, Gordiodrilus elegans, Pheretima campanulata mới được tìm thấy lần đầu ở đồng bằng sông Cửu Long. Chi Pheretima có số loài nhiều nhất. Có đủ 3 nhóm hình thái sinh thái ở khu vực này, trong đó nhóm thảm mục có số loài ít nhất mỗi sinh cảnh đều có 1 loài ưu thế đặc trưng cho chính nó.

Các loài giun đất trong khu vực này chủ yếu là nhóm ở nông, có 2 loài thuộc nhóm dao động (Ph. elongata, Ph. juliani), không có loài nào thuộc nhóm ở sâu. khu vực vành đai sông Tiền có 17 loài giun đất, thuộc 7 giống và 5 họ, có 6 dạng chưa định được tên khoa học đến loài. Trong các loài đã được xác định tên có 3 loài mới ghi nhận lần đầu ở Nam Bộ (Dichogaster bolaui, Gordiodrilus elegans, Ph. campanulata). Nét đặc trưng của khu hệ giun đất vành đai sông Tiền là chi Pheretima trong họ Megascolecidae có số lượng loài nhiều nhất, kế đến là chi Drawida có 2 loài, các giống còn lại mỗi chi có 1 loài.

Có 6 loài giun đất chung với khu hệ giun đất Phnômpênh (trung lưu sông Mêkông). Nổi bật trong số này là Pheretima posthuma chiếm mật độ và sinh khối cao nhất ở khu hệ Phnômpênh giống với đặc trưng phân bố của chúng ở khu vực thượng nguồn sông Tiền, riêng L. mauritii gặp duy nhất ở cù lao ven biển. Khi so chúng với 13 loài giun đất được ghi nhận ở Nam Bộ cho đến nay, có 8 loài giống nhau.

Nhìn chung, phần lớn các loài giun đất đã được xác định tên khoa học ở vành đai sông Tiền đều có vùng phân bố rộng. Chúng có mặt ở hầu hết các vùng, miền ở Việt Nam từ Đông Bắc đến Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bình Trị Thiên, Nam Trung Bộ, cho đến tận Nam Bộ. Đáng chú ý, có hai loài Ph. houlleti (ở Đông Dương) và Ph. juliani chỉ gặp trong lưu vực sông Mêkông. Dựa vào các đặc điểm phân biệt của 3 nhóm hình thái – sinh thái giun đất, có thể sắp xếp các loài giun đất ở vành đai sông Tiền thành các nhóm sau:

Ngoài ra, còn có Tuyến trùng (Nematodes): Truyến trùng xâm nhập vào rễ làm vách tế bào, ngăn cản rễ hút dinh dưỡng của chuối[121].

Đỉa

Đỉa và vắt có cùng một tổ tiên, nhưng trong quá trình tìm kiếm thức ăn, có thể do môi trường sống và thức ăn có sự khác biệt, chúng tiến hóa để phù hợp với môi trường và thức ăn ưa thích của chúng. Con vắt sống trên rừng, hút máu động vật ở cạn, trong khi đỉa lại sống ở chỗ nước không quá mạnh, hút máu cá, ếch nhái và các loài động vật khác rơi xuống nước[122].

  • Đỉa suối hay đỉa rừng có tên khoa học là Dinobella ferox, sống trong nước suối khi còn non, thường chui vào sống trong khoang mũi, khoang họng và thanh khí quản trâu, bò, chó và người khi uống nước suối. Chính vì thế loại dị vật này gặp chủ yếu ở vùng rừng, núi, có suối nước chảy qua[123].
  • Đỉa trâu có môi trường sống ở các đầm lầy, ao hồ, nơi vùng trũng có nhiều trâu bò hay động vật có máu nóng, loại đỉa này cũng thường sống ký sinh trên rau sống. Nhiều hộ dân ở Việt Nam nuôi loại đỉa này để bán sang Trung Quốc nhưng đến khi Trung Quốc ngừng mua thì đem thả ra môi trường.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_động_vật_Việt_Nam http://www.doisongphapluat.com/can-biet/giao-duc-h... http://www.triciaswaterdragon.com/vietnam.htm http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/3-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/4-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/chong-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/oc-vu-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/so-co-... http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_... http://vncreatures.net/all_events/new_60.php http://vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=2006&tenloa...